1. Cách pha sơn PU
1.1. Sơn PU là gì?
Nhiều người thường nhầm lẫn sơn PU so với các loại sơn khác. Tuy nhiên trên thực tế, sơn PU là một loại sơn phủ. Có tên tiếng Anh là Polyurethane. Nó xuất hiện sau đánh bóng vecni cho đồ gỗ. Nhưng lại nhanh chóng được dùng để thay thế cách đánh bóng này. Không những sơn PU dễ thực hiện hơn cách đánh bóng thông thường mà nó còn có tác dụng giúp bề mặt gỗ trở nên đẹp và sáng hơn.
Trên thị trường hiện nay, sơn PU được chia thành 2 loại là sơn PU dạng cứng và sơn PU dạng foam. Sơn PU dạng cứng có thể được dùng để phủ lên bề mặt gỗ hoặc dùng để bảo vệ các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ trong quá trình vận chuyển. Trong khi đó sơn PU dạng foam thì lại được dùng nhiều để làm đệm mút cho các loại ghế đệm.
1.2. Thành phần của sơn
Sơn PU gồm có 3 thành phần chính là sơn lót, sơn màu và sơn bóng.
- Sơn lót: Có tác dụng làm phẳng bề mặt sơn, giúp che những khuyết điểm ở trên tường. Để lớp sơn trở nên đẹp và mịn hơn.
- Sơn màu: Có tác dụng tạo màu cho sơn. Thành phần sơn màu có trong sơn PU có thể thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
- Sơn bóng: Có tác dụng tạo ra độ bóng cho bề mặt đồ gỗ.
1.3. Cách pha chế
• Dụng cụ chuẩn bị: Để pha sơn PU, bạn cần phải sử dụng các dụng cụ như con lăn, cọ quét, súng phun chất lượng.
màu sơn gỗ dụng cụ
• Các bước pha trộn:
- Pha sơn lót: Tiến hành pha sơn lót theo tỷ lệ 2 lót + 1 cứng + 3 xăng
- Pha sơn màu: Pha sơn màu theo tỷ lệ: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu. Trong đó liều lượng tinh màu có thể thay đổi tùy theo mục đích.
- Pha sơn bóng: Tiến hành pha sơn bóng theo tỷ lệ: 2 bóng + 1 cứng + xăng. Trong đó tỷ lệ xăng có thể thay đổi tùy theo mục đích sử dụng.
1.4. Kỹ thuật sơn PU trên đồ gỗ
Kỹ thuật sơn PU trên đồ gỗ gồm có 6 bước cơ bản.
Bước 1: Xử lý bề mặt gỗ và tiến hành chà nhám
Ở bước này, các thợ kỹ thuật sẽ tiến hành xử lý bề mặt gỗ và chà nhám bề mặt bằng một loại giấy nhám chuyên dụng (thường là giấy nhám P240). Đây là bước quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lớp sơn lót và chất lượng chung của quá trình sơn PU.
Bước 2: Sơn lót lần 1
Sơn lót sau khi được pha theo tỷ lệ 2:1:3 (2 lót : 1 cứng: 3 xăng) sẽ được sơn trực tiếp lên bề mặt gỗ. Sơn lót lần 1 có tác dụng lấp đầy các tim gỗ trong trường hợp bề mặt gỗ xuất hiện nhiều lỗ tim do sự thay đổi của các yếu tố thời tiết. Để sơn lót lần 1 cho hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng súng phun chất lượng cao cho quá trình sơn này.
Bước 3: Chà nhám bề mặt gỗ và tiến hành phun lót lần 2
Quá trình chà nhám bề mặt gỗ trong bước 3 được thực hiện tương tự như bước 1. Một số thợ xây dựng cho rằng việc chà nhám này là không thật sự cần thiết. Nhưng nếu muốn bề mặt sơn gỗ mịn và đẹp hơn thì bước chà nhám này là cực kỳ cần thiết. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tăng độ bền của lớp sơn PU hơn.
Tỷ lệ và quá trình sơn lót lần 2 tương tự như sơn lót lần 1. Sơn lót lần 2 giúp loại bỏ hoàn toàn những khuyết tật có trên bề mặt gỗ. Giúp các quá trình sơn sau đạt hiệu quả cao hơn.
Bước 4: Phun màu trên bề mặt gỗ
Quá trình phun màu cho bề mặt gỗ sẽ diễn ra 2 lần. Lần đầu, bạn sẽ chỉ sơn 90% bề mặt gỗ cần sơn. Sau đó đợi khoảng từ 10 đến 15 phút mới sơn hoàn thiện 100% bề mặt gỗ cần sơn. Lần sơn đầu, mẫu màu sẽ được sơn nhạt còn lần sau thì sẽ sơn đậm hơn.
Sau khi kết thúc quá trình phun màu, cần phải đảm bảo bề mặt sơn được bảo vệ khỏi bụi, gió. Để lớp sơn sau này có thể đạt độ bền cao nhất.
Bước 5: Phun bóng bề mặt gỗ
Khi lớp sơn màu khô, thợ kỹ thuật sẽ tiến hành phủ sơn bóng cho bề mặt gỗ. Tỷ lệ pha sơn bóng sẽ được áp dụng như phần pha chế. Quá trình sơn bóng giúp làm căng và bóng bề mặt gỗ, gia tăng giá trị của sản phẩm. Khi tiến hành sơn bóng, bạn nên thực hiện ở nơi sạch sẽ, không có bụi bẩn. Để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 6: Bảo quản và đóng gói sản phẩm
Bảo quản và đóng gói là bước cuối cùng để hoàn thiện kỹ thuật sơn PU. Đây cũng là bước cực kỳ quan trọng. Để đảm bảo sản phẩm mà thợ kỹ thuật tạo ra đạt chất lượng cao nhất. Quá trình bảo quản sẽ diễn ra từ 12 đến 16 tiếng, khi toàn bộ lớp sơn trên bề mặt gỗ đã khô hoàn toàn.
2. Các tiêu chuẩn trong khi pha sơn cần chú ý
2.1. Thành phần sơn
Các thành phần sơn được sử dụng trong quá trình pha sơn PU phải đảm bảo đầy đủ và được pha đúng theo tỷ lệ. Nói như vậy không có nghĩa ở công trình nào bạn cũng phải pha sơn theo đúng tỷ lệ nêu của bài viết. Mà bạn có thể thay đổi, tuy nhiên, sự thay đổi này cần phải tham khảo ý kiến của thợ lành nghề. Để đảm bảo cho ra một sản phẩm đẹp và chất lượng đúng chuẩn.
2.2. Điều kiện phòng sơn
Bạn cần phải chuẩn bị một phòng sơn riêng cho quá trình pha sơn. Phòng cần đảm bảo sạch sẽ, không có bụi bẩn. Nếu không có phòng sơn riêng, chất lượng sơn sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.
2.3. Chất liệu gỗ khi sơn PU
Các tiêu chuẩn về chất liệu gỗ khi sơn PU giữa các loại gỗ khác nhau là khác nhau. Bởi mỗi loại gỗ có một đặc điểm riêng về vân. Vậy nên, khi sơn, bạn cần quan tâm đến điều này để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các đường vân trong chất liệu gỗ.
2.4. Bả bột sơn
Quá trình bả bột sơn bắt buộc phải diễn ra. Không nên vì bất cứ lý do gì mà bỏ qua giai đoạn này. Vì bên cạnh việc bả bột sơn giúp các lớp sơn trở nên đẹp và mịn hơn. Nó còn giúp lấp đầy những khoảng trống trên bề mặt gỗ, giúp chất lượng sơn đạt mức cao nhất.